Thời gian gần đây, diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cửa hàng offline – điểm chạm truyền thống đã không còn hiệu quả do hơn 90% các điểm bán đã phải tạm đóng cửa để chống dịch. Lúc này nhiều doanh nghiệp tập trung hơn vào việc khai thác sức mạnh của nền tảng di động để kết nối trực tiếp với khách hàng.
Sở dĩ nền tảng di động trở thành ngôi sao dẫn dắt cũng là bởi khả năng cá nhân hóa tương tác và có độ bao phủ thị trường rất rộng. Tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động lên đến 70% (Appota, 2020), trong đó tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45%. Do đó, thời điểm này nếu có thể khai thác được tối đa sức mạnh nền tảng Mobile thông qua số hóa thông tin sản phẩm, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế truyền thông vượt trội giữa mùa dịch.
Số hóa thông tin được xem là phương thức tăng kết nối trực tiếp với khách hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì có thể đáp ứng nhu cầu đúng lúc, đúng chỗ ngay khi khách hàng quan tâm tới sản phẩm. Nhận thức được điều này, nhiều doanh nghiệp đã “nhanh chân” hợp tác với các nền tảng di động để số hóa sản phẩm. Điển hình trong số này có thể kể đến Check QrCode – ứng dụng tra cứu thông tin thương phẩm hàng đầu tại Việt Nam, hiện đã và đang hợp tác với hơn 500 doanh nghiệp trên cả nước.
Số hóa thông tin sản phẩm trên Check QrCode – Doanh nghiệp giải tỏa “cơn khát” thông tin của khách hàng
Hiện nay nhu cầu tìm hiểu thông tin sản phẩm của người tiêu dùng trước và sau khi mua sản phẩm ngày càng tăng. Không chỉ là thông tin về giá cả, điểm bán, người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối, chứng từ liên quan, tìm hiểu đánh giá của những người đã sử dụng,… và coi đó là cơ sở khi quyết định chọn mua. Trong thời điểm, mua sắm online ngày càng phổ biến do người dân hạn chế tới các cửa hàng để chống dịch, nhu cầu kiểm tra thông tin sản phẩm lại càng càng tăng.
Doanh nghiệp số hóa thông tin trên mã vạch
Trong khi đó, với sự bùng nổ của Internet, người tiêu dùng ngày nay có thể tham khảo thông tin từ vô số nguồn, cả chính thống và không chính thống. Điều này vừa là điểm thuận lợi, cũng lại là trở ngại cho chính doanh nghiệp và người dùng. Chính sự xuất hiện của vô số nguồn dẫn đến hiện tượng nhiễu thông tin, vô hình chung tạo ra tâm lý e ngại, nghi ngờ về tính xác thực của thông tin tra cứu trên mạng. Người tiêu dùng vì thế dù dư thừa nguồn tìm hiểu nhưng vẫn luôn “khát” thông tin chính thống về sản phẩm. Do đó, giải tỏa được “cơn khát’” thông tin của khách hàng sẽ là cách đơn giản và nhanh chóng để giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình và lòng tin dài lâu của người tiêu dùng.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khách hàng có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm một cách dễ dàng và xác định được thông tin mình đang tham khảo là chính xác; cũng như vai trò của doanh nghiệp trong hành trình này?
Số hóa thông tin sản phẩm trên Check QrCode được coi là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này. Cụ thể, với một nền tảng mạnh mẽ với hơn 2 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng, Check QrCode trở thành “điểm tập kết” lý tưởng cho cộng đồng tiêu dùng trong nước. Theo đó, doanh nghiệp chủ động liên kết với tập người dùng này bằng cách kết hợp với Check QrCode để cung cấp thông tin liên quan tới hàng hóa của mình mà họ muốn truyền tải cho người tiêu dùng, gồm có: thông tin công ty, thông tin sản phẩm, phân loại hàng hóa, giá cả,….
Lúc này, người tiêu dùng chỉ cần quét mã vạch sản phẩm là có thể nhanh chóng tiếp cận được những thông tin trên một cách đầy đủ, chính xác nhất mà không phải loay hoay tìm kiếm từ nhiều nguồn. Check QrCode dựa theo tiêu chuẩn GS1 Việt Nam để xác minh chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và hiển thị dấu tick xanh, nhờ vậy người tiêu dùng có thể yên tâm về tính chính xác của các thông tin hiển thị trên nền tảng này.
Check QrCode hiện được nhiều người coi là kho dữ liệu sản phẩm chính xác và có tính cập nhật cao. Không phải ngẫu nhiên, ứng dụng Check QrCode đã có hơn 10 ngàn lượt tải và hơn 1 triệu lượt scan tra cứu thông tin sản phẩm. Những con số ấn tượng này cho thấy sự tin tưởng của cộng đồng người tiêu dùng với độ chính xác của thông tin sản phẩm trên Check QrCode. Từ đó cho thấy, việc sản phẩm doanh nghiệp xuất hiện trên Check QrCode không chỉ là giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng, mà còn khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín thương hiệu.
Số hóa sản phẩm trên Check QrCode – Doanh nghiệp tạo thêm điểm chạm khách hàng trên bao bì
Bằng việc số hóa thông tin sản phẩm, Check QrCode có thể hô biến bao bì – điểm chạm tiềm năng vốn bị nhiều doanh nghiệp “bỏ quên”, trở thành kênh cung cấp thông tin đa dạng đến người tiêu dùng. Thay vì nhồi nhét thật nhiều thông tin trên diện tích hạn chế của bao bì sản phẩm, giờ đây doanh nghiệp chỉ cần có mã vạch là có thể truyền tải đầy đủ, trực quan những thông tin đó. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, hình thức này sẽ giúp thông tin sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng và trúng những khách hàng đang có nhu cầu mà không lo bị các thông tin về Covid làm gián đoạn.
Người tiêu dùng chỉ cần quét mã vạch sản phẩm/ nhập mã số hoặc tra cứu tên sản phẩm trên ứng dụng Check QrCode, là có thể dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm, bao gồm cả hình ảnh, đường dẫn về website chính thức của doanh nghiệp, thông tin gợi ý về các điểm bán chính hãng… Đồng thời, họ cũng có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho doanh nghiệp trên Check QrCode khi có thắc mắc. Đây là cách giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng kịp thời ngay khi họ có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm.
Đặc biệt, hệ thống của Check QrCode có thể tự động thu thập dữ liệu người quét mã tra cứu sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có căn cứ rõ ràng để nhận diện tập khách hàng của mình, phân tích hành vi và vẽ lại chính xác chân dung của họ. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu và xây dựng các chiến lược truyền thông.
Có thể thấy việc số hóa sản phẩm trên Check QrCode mở ra khả năng kết nối trực tiếp với khách hàng không giới hạn cho doanh nghiệp, đồng thời giúp việc truyền thông trở nên hiệu quả và thông minh hơn nhờ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng ngay khi họ có nhu cầu về sản phẩm.