Hỏi đáp

Mã vạch là gì? Phân biệt và giải thích ý nghĩa của barcode

Khi mua hàng, chắc hẳn mọi người đã từng nhìn thấy những đoạn mã vạch đen trắng song song được dán lên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng không biết được mục đích của việc dán mã vạch để làm gì? Vậy nên, để giúp mọi người hiểu rõ hơn mã vạch là gì? Ý nghĩa của việc sử dụng nó như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để cùng giải quyết những câu hỏi trên.

Mã vạch (Barcode) là gì?

Mã vạch dịch từ Barcode trong tiếng Anh, nó được ký hiệu bằng những vạch kẻ đen trắng xếp song song nhau mà mọi người thường nhìn thấy trên bề mặt của sản phẩm.

Những thành phần này kết hợp với các mã số hiển thị phía dưới mã vạch (đây là các dãy số được doanh nghiệp sử dụng để phân định mã doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm,..) để có thể giúp các thiết bị đọc (máy quét) đọc được thông tin liên quan tới sản phẩm. Bao gồm: Nước đăng ký mã vạch, thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký,…một cách tự động nhanh chóng và chính xác.

Mã vạch là những sọc đen trắng song song, xen kẽ nhau được dán trên bao bì sản phẩm

Lịch sử hình thành của mã vạch

Việc phát minh và nghiên cứu ra mã vạch có nguồn gốc từ nước Mỹ, bắt đầu từ năm 1948. Ý tưởng này đã được phát triển bởi hai sinh viên trường Đại học tổng hợp Drexel là Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, khi họ thấy một vị chủ tịch đang kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán thực phẩm muốn kiểm tra toàn bộ quy trình tự động.

Ban đầu họ sử dụng mã Morse để in những vạch hẹp thẳng đứng hoặc rộng, để có thể tự động kiểm tra được toàn bộ quy trình kinh doanh của một cửa hàng.

Sau khi nhận thấy những hạn chế của mã Morse dạng vạch rộng khó phân biệt. Họ đã chuyển sang sử dụng dạng điểm đen với các vòng tròn đồng tâm của mã vạch để dễ dàng phân định hơn. Đến năm 1952, ý tưởng này đã nhận được bằng sáng chế Mỹ và chính thức ra đời.

Mã vạch để làm gì? Ý nghĩa và những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống

Nếu nhìn mã vạch bằng mắt thường chắc hẳn mọi người sẽ không biết được những sọc đen trắng này để làm gì? Những thực chất, chính sự thay đổi về độ rộng, kích thước và khoảng cách giữa các khoảng trắng để biểu thị thông tin dạng số hoặc chữ để các thiết bị quét có thể đọc và hiển thị thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc sử dụng barcode trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn mang đến những lợi ích khác như:

Phân loại hàng hóa và quản lý kho

Mã vạch là một công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng tự động các đối tượng là địa điểm, tổ chức, sản phẩm…. Dựa trên việc ấn định mỗi đối tượng là một mã số và thể hiện chúng dưới dạng barcode hoàn toàn giúp doanh nghiệp có thể phân loại hàng hóa dễ dàng, tiện lợi.

Ứng dụng của mã vạch trong quản lý kho

Theo cách thức phân loại hàng hóa và quản lý truyền thống, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào đặc điểm sản phẩm và quản lý bằng sổ sách. Cách thức quản lý và phân loại này rất tốn thời gian, công sức và dễ dẫn đến nhiều sai sót. Tuy nhiên, thông qua barcode với các ký hiệu riêng biệt đã được mã hóa và dán trên mỗi sản phẩm, sẽ giúp quá trình quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua Barcode

Mỗi sản phẩm hiện nay tiêu thụ trên thị trường đều có mã vạch, nó giống như một “thẻ căn cước” của hàng hóa. Khi người dùng sử dụng các thiết bị quét mã và thực hiện thao tác quét Barcode, trên màn hình sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc để mọi người tham khảo. Mỗi mã vạch đều có cấu tạo 4 nhóm:

Hình ảnh mã số mã vạch trên sản phẩm

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Chức năng thanh toán và giao dịch mua hàng

Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng, nhân viên thu ngân thường quét mã vạch để giao dịch và thanh toán. Bởi vì, trên mỗi barcode sẽ được ấn định cho một dòng sản phẩm riêng mà doanh nghiệp đặt ra, trong đó bao gồm cả giá cả. Vậy nên, phía thu ngân chỉ việc cầm từng sản phẩm lướt qua hệ thống máy quét mã thì hệ thống sẽ tự động đọc thông tin và truy xuất ra giá tiền chính xác, nhanh chóng.

Ứng dụng khác của mã vạch

Ngoài việc hỗ trợ quản lý, thanh toán và kiểm tra thông tin, hình ảnh mã vạch còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như:

Xu hướng ứng dụng barcode trong nhiều lĩnh vực ngày càng nhiều

– Y tế: Ý nghĩa mã vạch trong ngành y tế thường dùng để kiểm soát hồ sơ bệnh án, khai báo y tế, các mẫu xét nghiệm, thiết bị y tế, ngân hàng máu,…. Hạn chế tình trạng sai sót và quản lý thủ công.

– Chuyển phát nhanh: Mỗi kiện hàng sẽ có một mã vạch và được gán các thông tin cần thiết như: Tên hàng, tên người nhận, mã hàng, địa chỉ để hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót.

– Ngành thuế: Trong ngành thuế, việc quản lý các tờ khai thuế của các đơn vị sẽ dễ dàng hơn khi mã hóa chúng bằng mã vạch 2D. Nhờ vậy, nhân viên ngành thuế hoàn toàn cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác chỉ với một vài giây quét mã.

Leave a Reply